Cốm làng Vòng, Bánh Cốm Việt Ninh uy tín, chất lượng
Liên hệ mua Cốm, Bánh Cốm: 0912.053.594 (Chị Hạnh)

16 thg 11, 2013

Cung cấp bánh Phu Thê Bắc Ninh làm quà tặng, cưới hỏi

Bánh Phu Thê Việt Ninh làm quà tặng, cưới hỏi

Giới thiệu bánh phu thê:
+ Nguyên liệu làm bánh bao gồm: gạo nếp, đường cát, đậu xanh, dừa, hoa dành dành và đu đủ khô.

+ Đặc điểm: Bánh thành phẩm có màu vàng nhạt, có độ trong vừa phải để khi bóc ra, ta có thể thấy được nhân bán ẩn khuất phía sau lớp vỏ bánh dày vừa phải. Để tạo màu, nguyên liệu được chọn là hoa dành dành phơi khô, nấu lấy nước để trộn bột.

+ Hương vị: Mềm dai, Thơm mát, Ngọt dịu và Ngon.

+ Chất lượng Bánh: Bánh Phu Thê Việt Ninh được sản xuất theo phương pháp truyền thống không sử dụng phẩm màu độc hại.
Bánh phu thê – Đặc sản ẩm thực Việt
Chúng tôi chuyên Sản xuất và bán buôn - bán lẻ Bánh Phu Thê (Hay còn gọi là bánh su sê, xu xê hay xu xuê) phục vụ cưới hỏi, làm quà tặng.

Giá bán lẻ:
+ Loại bé: 5.000 đ/chiếc. (Dùng cho lễ ăn hỏi)
+ Loại lớn: Làm theo yêu cầu
Nhận đặt bánh Phu thê theo yêu cầu. Quý khách liên hệ trước 2h để lấy được bánh mới nhất!

Bán buôn:
Chúng tôi cung cấp bánh Phu Thê trực tiếp cho các đám cưới hỏi, lễ Tết, hoặc cung cấp bán buôn cho các đơn vị, doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh dịch vụ cưới hỏi.

Quý khách có nhu cầu mua bánh về ăn, làm quà biếu tặng, làm lễ ăn hỏi. Xin vui lòng gọi ngay: 0912.053.594 (Chị Hạnh)

Hân hạnh được phục vụ Quý khách!

11 thg 11, 2013

Bán bánh cốm Việt Ninh - Hà Nội uy tín, chất lượng

Bán bánh cốm Việt Ninh

Giới thiệu:
Bánh cốm được chọn từ hạt thóc nếp đều là những bông cốm già, nếu cốm non thì khi vào đường sẽ tan hết, không dùng làm vỏ bánh được. Cốm làm xong sấy khô, đóng gói thật kỹ cho khỏi ẩm. Khi làm bánh trộn cốm với nước cho hạt mềm, rồi pha cùng đường, đặt lên bếp đem xào trên chảo nóng khoảng 2 giờ. Khi đảo cốm cần lưu ý đảo đều tay, nếu để lửa non thì bánh nhão, nếu quá lửa thì bánh có mùi khét. Người làm cốm đảo tới khi cốm nhuyễn lại, giữ được màu xanh ngọc.
Quá trình làm nhân bánh cũng rất công phu, tỉ mỉ. Đậu làm nhân phải chọn lựa kỹ càng những hạt đậu đều mẩy, đem ngâm nước cho nở, bóc vỏ, đồ lên. Lưu ý đồ vừa chín thì đỗ sẽ thơm và tơi bỏ, tạo vị ngon cho nhân bánh. Tiếp đến, trộn đỗ với đường, nước hoa bưởi, mứt sen hoặc mứt bí đã xay nhuyễn cùng dừa tươi. Người ta chia nhân thành từng viên, rồi dùng thứ cốm đã nấu bọc ngoài. Bánh cốm ngày nay bọc bằng vỏ ni lông trong suốt, khác với bánh cổ truyền được gói bằng nhiều lớp lá chuối.
Hiện nay có nhiều bánh cốm trên thị trường nhưng bánh cốm Việt Ninh được sản xuất theo cách làm của bánh cốm Hàng Than xưa là tinh túy ẩm thực, một phần không thể thiếu khi mô tả văn hóa Hà Nội. Bánh cốm Việt Ninh thể hiện cái chất thanh lịch, đậm đà bản sắc người Tràng An xưa và nay.


Bánh cốm Việt Ninh

Thành phần: Cốm, Đậu xanh, Dừa nạo, Đường, Hương tự nhiên, Nguyên liệu khác.

Hương vị: Bánh cốm có vị dịu ngọt từ ngoài và đậm dần vào trong, ăn vào cảm nhận vị dẻo thơm của cốm và ngọt bùi của đỗ xanh, mát lành của dừa tươi. Đặc biệt bánh cốm có hương thơm hoa bưởi nên đậm đà khó quên.

Bảo quản: Bánh cốm không dùng chất bảo quản nên chỉ sử dụng trong vòng 4 đến 5 ngày.

Giá bánh cốm:
Chúng tôi chuyên sản xuất loại bánh: 5.000 đ/chiếc 
Nhận đặt bánh cốm theo yêu cầu. Để lấy bánh mới sản xuất Quý khách vui lòng liên hệ trước 2 tiếng!

Quý khách có nhu cầu mua Bánh cốm về ăn, làm quà biếu tặng, cưới hỏi. Vui lòng liên hệ:
0912.053.594 (Chị Hạnh)

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Bán đặc sản Cốm khô làng Vòng Hà Nội

Bán Cốm khô làng Vòng

Giới thiệu:
Trải qua các bước công phu từ sàng, rang, giã, người dân làng Vòng mang đến những hạt cốm xanh mềm và thơm hương lúa nếp. Cứ mỗi lần làm là một lần rút kinh nghiệm, sáng tạo thêm nên hạt cốm ngày càng xanh, càng mỏng, càng dẻo, càng thơm. Để bảo quản Cốm được lâu, sau khi chế biến xong Cốm được sấy khô và đóng gói.


Đặc sản Cốm khô

Thành phần: Tại mỗi mẻ cốm ra lò có cốm lá me, cốm rót, cốm mộc và cốm non thông thường. Cốm lá me là những mầm nếp mỏng dính như lá me, bé tí bay ra trong khi đang sàng cốm sau đợt giã cuối. Cốm mộc không nhuộm phẩm màu, không chất bảo quản.

Hương vị:  Cốm dẻo, thơm, ngon và có vị ngọt dịu.

Giá cốm khô:
+ Giá 260.000 đ/1kg khi bạn mua 2kg cốm trở lên.
+ Giá 280.000 đ/1kg khi bạn mua dưới 2kg.

Đặc biệt: Giao hàng miễn phí tận nơi trong vòng bán kính 10km nội thành Hà Nội. Hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng mua số lượng lớn và ở xa.

Chú ý: Xin quý khách không nhầm lẫn giữa Cốm Làng Vòng Chính Gốc (được sản xuất bởi chính người dân làng Vòng) với Cốm Mễ Trì Hay Cốm Thái Bình. Đây là giá bán Cốm Làng Vòng chính gốc rẻ nhất.

Quý khách có nhu cầu mua Bánh cốm về ăn, làm quà biếu tặng, cưới hỏi. Vui lòng liên hệ:
0912.053.594 (Chị Hạnh)

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Cốm tươi làng Vòng (Cốm vừa sản xuất)

Bán Cốm tươi làng Vòng (Cốm vừa sản xuất)

Giới thiệu:
Trải qua các bước công phu từ sàng, rang, giã, người dân làng Vòng mang đến những hạt cốm xanh mềm và thơm hương lúa nếp. Cứ mỗi lần làm là một lần rút kinh nghiệm, sáng tạo thêm nên hạt cốm ngày càng xanh, càng mỏng, càng dẻo, càng thơm.
Đặc sản Cốm tươi

Thành phần: Tại mỗi mẻ cốm ra lò có cốm lá me, cốm rót, cốm mộc và cốm non thông thường. Cốm lá me là những mầm nếp mỏng dính như lá me, bé tí bay ra trong khi đang sàng cốm sau đợt giã cuối. Cốm mộc không nhuộm phẩm màu, không chất bảo quản.

Hương vị:  Cốm tươi dẻo, thơm, ngon và có vị ngọt dịu.

Giá cốm tươi:
+ Giá 240.000 đ/1kg khi bạn mua 2kg cốm trở lên.
+ Giá 260.000 đ/1kg khi bạn mua dưới 2kg.

Đặc biệt: Giao hàng miễn phí tận nơi trong vòng bán kính 10km nội thành Hà Nội. Hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng mua số lượng lớn và ở xa.

Chú ý: Xin quý khách không nhầm lẫn giữa Cốm Làng Vòng Chính Gốc (được sản xuất bởi chính người dân làng Vòng) với Cốm Mễ Trì Hay Cốm Thái Bình. Đây là giá bán Cốm Làng Vòng chính gốc rẻ nhất.

Quý khách có nhu cầu mua Bánh cốm về ăn, làm quà biếu tặng, cưới hỏi. Vui lòng liên hệ:
0912.053.594 (Chị Hạnh)

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Đặc sản bánh cốm Hàng Than - Hà Nội

 Bánh cốm Hàng Than

Bánh cốm Hàng Than là một trong những đặc sản của Hà Nội mang đậm nét truyền thống dân tộc. Cứ mỗi lần nhắc đến bánh cốm là người ta nghĩ ngay đến phố Hàng Than.

Chuyện kể rằng, xưa phố Hàng Than duy nhất có gia đình bà cố ngoại của ông Nguyễn Duy Quang ở số nhà 11 làm bánh cốm. Khi đó bánh cốn chỉ là một thứ hàng quá bình thường, tối tối có người đội thúng đi rao. Thế mà đến nay, nghề làm bánh cốm "cha truyền con nối" của gia đình thấm thoát đã được 5 đời.

Đầu tiên bánh cốm chưa có tên. Cho mãi đến năm 1920, khi đô thị phát triển, bánh cốm đã trở nên quen thuộc và định hình thành một thứ bánh đặc sản của Hà Nội nên đặt tên là Nguyên Ninh. "Nguyên" có nghĩa là nguyên gốc, còn "Ninh" là Yên Ninh tên một làng quê ngoại của ông chủ. Bánh hình vuông, gói lá chuối xanh, bên ngoài buộc lạt đỏ, nhãn mang biểu tượng 5 con dơi chầu vào một đồng tiền, tức là ngũ phúc (phú, quý, thọ, khang, ninh).



Đặc sản Bánh cốm

Thời ấy, người làm ra bánh cốm chỉ nghĩ đơn giản là phóng tác theo truyền thống bánh chưng, lấy đó làm niềm vui và không nghĩ nó phát triển như bây giờ. Cũng gạo nếp với đậu xanh nhưng với hương vị khác: Bánh mặn. Thứ gạo nếp làm bánh cốm là gạo nếp non được chế biến ra dưới dạng cốm, dùng làm vỏ bánh. Nhân gồm đậu xanh và dừa. Cả nhân và vỏ bánh đều được xào lẫn với đường nhưng khi thưởng thức bánh không thể phân biệt rõ được ở đâu ngon hơn.

Để làm một chiếc bánh cốm ngon khâu chọn nguyên liệu phải rất kỹ càng và khắt khe. Cốm phải là cốm già vì cốm non khi vào đường sẽ tan hết, không dùng làm vỏ bánh được. Thường cứ đến mùa cốm, người làm bánh pha thêm một chút cốm tươi để bánh dẻo và thơm hơn. Sau đó, cốm được ủ nóng độ 1 giờ đồng hồ rồi đem xào đường. Tiếp đến là làm nhân bánh. Đậu xanh được chọn là đậu ngon của vùng Thái Bình, Hà Bắc, Sơn La, còn những loại khác không dùng được do khi ngâm nước nở nhiều, dễ thiu.

Khâu chế biến bánh cũng rất quan trọng và công phu chẳng kém so với việc lựa chọn nguyên liệu. Bí quyết ở đây hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm và thói quen, không có một công thức cụ thể nào. Xào cốm là khâu quan trọng nhất. Kỹ thuật ở đây là xào vừa phải, không kỹ quá làm vỏ bánh chóng cứng hoặc không quá "non" khiến cốm mềm, dễ chảy, không để lâu được.

Xào nhân cũng vậy, phải kiên nhẫn đợi đến khi bốc hơi hết, chỉ còn lại đường đậu dính và quện vào nhau. Ngày xưa, bánh cốm  làm xong, được ướp hương cất từ hoa bưởi và một số vị thuốc bắc. Hoa bưởi dùng để cất hương phải là thứ hoa tươi hái trên cây và chỉ ép đến nước thứ ba. Điều này khiến cho bánh cốm có hương vị rất riêng, ăn một lần là nhớ mãi.

Dọc phố Hàng Than đã có tới hơn 20 cửa hiệu bán bánh cốm nhưng với những cái tên na ná: An Ninh, Nguyên Ninh, Anh Ninh, Ninh Hương… Nguyên Ninh bây giờ không phải là duy nhất nữa, nhưng bí quyết gia truyền 5 đời làm bánh cốm vẫn lôi cuốn khách thập phương và dù gì đi nữa vẫn mãi là đặc sản của Hà Nội. Hiện tại, số lượng bánh làm ra mỗi ngày chỉ vài trăm chiếc, chủ yếu là hàng đặt. Nhưng với gia đình này, làm bánh cốm không phải để kinh doanh mà là tiếp nối truyền thống của ông cha. Và công việc thầm lặng ấy sẽ mãi mãi lưu lại cho đời vị ngọt, hương thơm của trăm năm về trước.
Nguồn: Sưu tầm

10 thg 11, 2013

Giới thiệu nguồn gốc Cốm làng Vòng - Hà Nội

GIỚI THIỆU CỐM LÀNG VÒNG

Làng Vòng:
Cốm Làng Vòng là một đặc sản ẩm thực Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung. Đây là một sản phẩm đặc trưng của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

 Cốm làng Vòng

Truyền thống:
     Đặc sản cốm làng Vòng đã nổi tiếng từ xa xưa, các cụ có câu:
Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn!''
Nghề làm cốm làng Vòng bắt nguồn từ truyền thuyết: Vào một mùa thu cách đây cả ngàn năm, khi lúa bắt đầu uốn câu thì trời đổ mưa to, gió lớn, đê vỡ, ruộng lúa cao nhất đồng cũng chìm nghỉm. Người làng Vòng đành mò cắt những bông lúa còn non ấy đem về rang khô, ăn dần, chống đói. Không ngờ cái sản phẩm bất đắc dĩ ấy lại có hương vị riêng, rất hấp dẫn, khiến người làng Vòng thường hay làm để ăn chơi mỗi khi mùa thu đến.
Cứ mỗi lần làm là một lần rút kinh nghiệm, sáng tạo thêm nên hạt cốm ngày càng xanh, càng mỏng, càng dẻo, càng thơm. Và tạo nên đặc sản Cốm làng Vòng nổi tiếng gần xa.

 Đặc sản cốm Vòng - Hà Nội

Đặc sản ẩm thực mùa thu Hà Nội – Cốm làng Vòng

Đặc sản ẩm thực mùa thu Hà Nội – Cốm làng Vòng

Làng Vòng thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 8km về phía tây bắc. Làng Vòng gồm có các thôn: Vòng Tiền, Vòng Hậu, Vòng Sở, Vòng Trung nhưng chỉ có hai thôn Vòng Hậu và Vòng Sở là làm cốm ngon.

Về Hà Nội, không ai không nhớ đến một thứ quà ngon nổi tiếng, thứ quà của lúa nếp non. Cái thứ quà vừa dân dã vừa thanh tao đó có tên gọi là “Cốm làng Vòng”.

Những ngày đầu mùa thu, đi dạo trong vùng trồng lúa ta thấy ngào ngạt mùa lúa chín xen với mùi cỏ, mùi đất của quê hương. Người làng Vòng đi ngắt lúa về và nội trong 24 tiếng đồng hồ phải bắt tay vào việc chế biến hạt thóc ra thành cốm. Làm cốm hoàn toàn không đơn giản. Phương pháp bí truyền luôn luôn được giữ kín: bố mẹ chỉ truyền cho con trai, nhất quyết không truyền cho con gái vì khi đi lấy chồng người con gái sẽ đem phương pháp làm cốm đi nơi khác.
Đặc sản Cốm làng Vòng
Nói về cách thức làm cốm, tất nhiên là rất nhiều vùng quê biết làm nhưng phải thừa nhận rằng không có đâu làm được hạt cốm dẻo và thơm ngon bằng ở làng Vòng. Người làng Vòng làm cốm rất công phu. Giống lúa để gieo mạ, thành thứ lúa chuyên làm cốm có nhiều loại: giống nếp mỡ, nếp Nhật, nếp hoa vàng, nếp trẩm đầu,… Lúa thì con gái rồi đến phơi màu. Sau đó đợi đến kỳ lúa chắc hạt (nhưng phải là chắc xanh, chứ không phải là đỏ vàng) thì cắt về. Lúa cắt về tuyệt đối không được vò hay đập, mà phải tuốt để cho những hạt thóc vàng bay ra. Mọi người cho rằng: bí quyết của cốm Vòng là lúc đem ra đảo trong nồi rang. Tất cả sự khéo tay cộng với những kinh nghiệm truyền thống đã giúp cho người làng Vòng đảo cốm rất dẻo, lửa luôn luôn đều, nhất là củi đun phải là thứ củi đặc biệt chứ không được dùng đến củi rơm hay củi đóm. Công việc xay giã cũng cần phải gượng nhẹ, chu đáo; chày giã cũng không được nặng quá, mà giã thì phải đều tay, không được chậm vì cốm sẽ nguội đi.
Sau khi giã xong, người ta đem sàng trấu cùng những hạt cốm nhẹ nhất (đó là cốm đầu nia). Còn các thứ cốm khác là cốm thường nhưng cả ba thứ đó không phải sàng xong là ăn được ngay, cần phải trải qua một khâu nữa là hồ.
Người ta lấy mạ giã ra, hoà với nước, làm thành một thứ phẩm xanh màu lá cây rồi hồ vào cốm cho thật đều tay. Sau khi hồ xong, cốm được tãi ra thật mỏng trên những mảnh lá chuối hoặc lá sen rồi xếp vào thúng để gánh đi bán. Màu xanh tự nhiên của cốm cộng với màu xanh nhân tạo làm thành một màu xanh biếc cho cốm làng Vòng. Cốm làng Vòng rất mỏng, sờ mát tay và rất dịu dàng bởi vị hương của lúa.

Nghề làm cốm vất vả, một khuya, hai sớm. Các cô gái làng Vòng mỗi sớm lại tấp nập quang gánh, sắm sửa mẻ cốm rao bán. Cốm làng Vòng được nâng niu bán từ chính đôi bàn tay các cô thôn nữ của làng càng mặn mà, thơm đượm hương vị cốm.

Muốn thưởng thức được hết hương vị của cốm ta phải ăn cốm không. Và cốm không từ lâu đã trở thành một món ăn bình dân không thể thiếu. Ngoài việc ăn cốm, người ta còn chế biến cốm ra nhiều món khác. Đầu tiên là cốm nén. Vì cốm là một món ăn không thể để lâu nên người ta nghĩ ra cách nén cốm, để cốm không bị mốc mà vẫn ngon và dẻo.

Sau này, người làm nghề giò chả gia truyền đã nghĩ và chế ra một loại chả cốm (chả lợn trong đó có cốm) ăn bùi, béo ngậy và thơm. Người ta nói rằng, chả cốm phải ăn lúc nóng mới tận hưởng hết mùi vị của nó.

Trong các thứ quà làm từ cốm, thanh nhã và ngon miệng nhất có lẽ là chè cốm - một loại chè đường có thả cốm Vòng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể quên bánh cốm. Một thứ quà rất đặc trưng và tinh khiết của Hà Nội.

Nguồn: Sưu tầm

Cách làm cốm làng Vòng truyền thống

CÁCH LÀM CỐM LÀNG VÒNG HÀ NỘI

Cốm làng Vòng được sản xuất từ lúa nếp non và qua nhiều công đoạn với các bước làm khác nhau từ lúc gặt lúa nếp non cho đến thành phẩm. Dưới đây là bài viết giới thiệu sơ lược về cách làm cốm làng Vòng.

Nguyên liệu làm cốm làng Vòng là lúa nếp non: Có rất nhiều loại lúa nếp có thể làm cốm như lúa lương phượng, lúa nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa, nhưng lúa nếp cái hoa vàng cho ra thành phẩm thơm ngon đặc biệt.

 
Lúa nếp non làm cốm

Sàng lọc thóc: Lúa mới gặt về cần được tuốt, lấy thóc. Sau đó sàng bỏ rơm, đãi qua nước để loại bỏ các hạt thóc lép và rửa sạch thóc.
 
Tuốt lúa bằng máy để lấy thóc

Đãi thóc: những hạt thóc lép sẽ nổi lên trên mặt nước và được vớt ra ngoài

Đãi thóc

Rang Thóc: Thóc sau khi đãi sạch, cho vào chảo rang, quá trình rang phải đảo đều thóc, hiện nay chảo rang thóc để làm cốm có gắn thêm máy đảo tự động. Bếp lò để rang cốm nếu cầu kỳ thường phải đắp xỉ than nhưng không đốt than mà dùng củi, và chảo rang thường bằng gang đúc. Rang khoảng 30 phút thì xem thử bằng cách đặt 5 hạt lên miếng gỗ, dùng ngón tay miết mạnh, nếu thấy hạt thóc "2 quằn 3 róc", tức 2 hạt chưa róc vỏ nhưng bị quằn lại, còn 3 hạt còn lại róc vỏ nhưng không bị quằn là được.

Rang Thóc Làm Cốm

Giã Cốm: Thóc rang xong, người làm cốm đợi nguội rồi cho từng mẻ, mỗi mẻ khoảng vài kilogam vào cối giã. Thóc được giã đều và vừa tay mươi phút, thấy có trấu thì xúc ra sảy bỏ trấu rồi lại giã tiếp. Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng, trung bình khoảng 7 lần giã là hoàn tất. Tại làng Vòng, người giã cốm thường giã đến lần thứ 5 thì phân loại thành 3 loại: cốm rót, cốm non và cốm già, sau đó mới giã riêng từng loại trong hai lần cuối.
  
Giả cốm thủ công dùng sức người


 Giã cốm bằng máy

Thành Phẩm Cốm Làng Vòng: Cuối cùng, cốm thành phẩm sẽ được gói trong hai lớp lá, và buộc bằng lạt nếp màu xanh trước khi đưa đến tay người tiêu dùng. Lớp trong là lá ráy xanh và mát giữ cho cốm khỏi khô và không phai nhạt màu xanh ngọc; lớp ngoài là lá sen có hương thơm thoang thoảng.
Sản phẩm Cốm làng Vòng

Cách bảo quản Cốm làng Vòng tốt nhất

Cách thức bảo quản Cốm làng Vòng

Cốm làng Vòng:
Cốm ban đầu chỉ là món ăn dân giã khi mùa lúa nếp non đến ở các vùng quê. Nhưng lâu dần chất lượng Cốm làng Vòng được khẳng định và trở thành đặc sản ẩm thực của người Tràng An nói riêng và người Việt Nam nói chung.
 
Hương vị: Cốm tươi dẻo, mềm, thơ, ngon và ngọt dịu của lúa nếp non.

Bảo quản cốm giữ nguyên hương vị:
Cốm thành phẩm được gói thành hai lớp lá sen. Lớp trong là lá ráy xanh và mát giữ cho cốm khỏi khô và không phai nhạt màu xanh ngọc thạch quý giá. Lớp ngoài là lá sen có hương thoang thoảng, thanh cao. Ngoài ra, cốm muốn để lâu ăn dần, có thể bảo quản ở nhiệt độ dưới 10 độ C. Sử dụng ngăn làm đá của tủ lạnh để bảo quản là tốt nhất, thời gian bảo quản không giới hạn.
Khi muốn ăn, lấy Cốm từ ngăn đá mang ra ngoài, phơi trước quạt gió để rã đông, 15 phút sẽ trở lại trạng thái tươi, mềm và dẻo như lúc mới làm.
Để thưởng thức Cốm được ngon, bạn tham khảo bài viết sau: Click vào đây.

Chúc các bạn thưởng thức món Cốm ngon miệng!

Cách thưởng thức Cốm cho ngon nhất

Cách thưởng thức Cốm ngon

Cốm Làng Vòng – Thương Hiệu đã được khẳng định: Cốm được sản xuất ở nhiều nơi, xong chỉ có cốm làng Vòng mới là ngon nhất, và là thứ quà tao nhã dịp thu về. Chỉ có cốm của người làng Vòng, chứ không phải cốm mễ trì, hay nơi khác mới được ca tụng trong thơ ca. Người làng Vòng có cách làm cốm với bí quyết riêng, chỉ có cốm làng Vòng mới thật thơm hương, ngọt vị, lên sắc. Cốm làng Vòng, cùng hương hoa sữa, gió heo may, và những bài hát hòa quyện vào nhau làm lên một mùa thu Hà Nội lãng mạng, một nét văn hóa đã khắc sâu vào tâm hồn của người Hà Thành xưa và nay.
 
Đặc sản ẩm thực Cốm làng Vòng

Hương vị: Cốm tươi dẻo, mềm, thơ, ngon và ngọt dịu của lúa nếp non.

Thời gian ăn cốm ngon: Vụ cốm mùa thu kéo dài tới gần 3 tháng, bắt đầu từ mồng 1 tháng 7 âm lịch trở đi. Muốn ăn cốm ngon phải đợi đến vụ mùa, bắt đầu từ tháng bảy đến tháng mười. Khi ấy là vào mùa thu, mùa của đất trời Hà Nội. Độ ngon ngọt thơm mềm và xanh màu tự nhiên của cốm phụ thuộc vào thời điểm đầu, giữa, cuối vụ. Đến cuối tháng, cốm mộc là nếp cuối màu hạt to và cứng thường để rang thành cốm khô hay gia giảm, pha chế ăn tạm đợi mùa sau. Cốm mộc cũng phải có màu xanh của mạ già pha ánh vàng mới đúng nguyên chất, còn cốm đã bị hồ qua trông xanh tươi mát mắt nhưng chất lượng pha đắng chẳng còn vị cốm thật. Cốm vòng ăn tươi thì ngon tuyệt còn mang đi xa cũng vẫn có thể đảm bảo mùi vị chất lượng trong vài ngày nếu như bọc kỹ bằng cả lá ráy và lá sen.
Thu hoạch lúa nếp làm Cốm mùa Thu

Các món ăn từ Cốm:
Cốm làng Vòng tươi ăn ngay, hoặc ăn kèm với chuối, bên ấm trà ngon có lẽ là thanh tao nhất.

Thưởng thức Cốm ngon
Song, Cốm còn có thể làm nguyên liệu để chế biết rất nhiều món ăn như bánh cốm, xôi cốm, chè cốm… Trong đó, bánh cốm là phổ biến nhất, bánh cốm ngon phải được làm từ cốm của người làng Vòng.
Món chả Cốm
Món chè Cốm

Bạn thích ăn Cốm và muốn bào quản Cốm được lâu mà không mất đi hương vị thơm ngon vốn có, hãy tham khảo bài viết sau: Click vào đây

Chúc các bạn thưởng thức món Cốm ngon miệng!

Nguồn gốc, xuất xứ Bánh phu thê Bắc Ninh

NGUỒN GỐC, XUẤT XỨ BÁNH PHU THÊ BẮC NINH

Giới thiệu:
Chuyện kể rằng khi vua Lý Anh Tông xuất chinh, hoàng hậu chính tay vào bếp làm ra món bánh gửi theo chồng đi đánh trận. Nhà vua cảm động, khi ăn lại thấy hương vị rất ngon bèn đặt tên là bánh phu thê và truyền rộng ra dân gian. Là nơi gắn bó với phát tích của triều Lý nên Đình Bảng là nơi đầu tiên làm ra loại bánh này.
 Làng Đình Bảng-Bắc Ninh

Có một số nơi vẫn gọi lầm bánh phu thê là bánh xu xuê hay xu xê. Đó là một sự hiểu lầm đáng trách bởi ngay từ tên gọi, món bánh này đã hàm chứa một câu chuyện cảm động về tình vợ chồng đằm thắm, gắn bó keo sơn.

Cách làm bánh phu thê:
Để làm được ra chiếc bánh phu thê cũng khá kì công. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đường cát, đậu xanh, dừa, hoa dành dành và đu đủ khô.

Trước hết là công đoạn chọn gạo. Gạo phải là loại nếp cái hoa vàng, đều hạt, được vo sạch và giã tay bằng cối. Bột giã được chiết lấy tinh bột mịn chừng phân nửa lượng gạo, xay nhuyễn và đem phơi. Trong các công đoạn thì đây là công đoạn khó khăn nhất, đòi hỏi kinh nghiệm và bí quyết làm nghề lâu năm, chỉ có tại Đình Bảng. Gạo không đều, xay bằng máy hay phơi bột chưa đủ khô sẽ làm mất độ dai, dẻo của bánh – đặc trưng tối quan trọng của loại đặc sản này.

Nhân bánh là đỗ xanh ngâm kĩ, đãi vỏ, đem đồ và thắng đường cát. Khi gói bánh, người thợ trộn thêm sợi đu đủ khô để tạo độ dai và thêm sợi dừa nạo để bánh có vị ngậy. Nhân bánh cũng thường được thêm hạt sen để tạo vị thơm ngon, hấp dẫn.

Bánh thành phẩm có màu vàng nhạt, có độ trong vừa phải để khi bóc ra, ta có thể thấy được nhân bán ẩn khuất phía sau lớp vỏ bánh dày vừa phải. Để tạo màu, nguyên liệu được chọn là hoa dành dành phơi khô, nấu lấy nước để trộn bột.
 
Bánh phu thê – Đặc sản ẩm thực Việt
Bánh được gói thành hai lớp. Bên trong là lớp lót lá chuối tiêu có mùi thơm dịu, bên ngoài được bọc bằng lá dong và buộc một sợi lạt đỏ. Bánh được gói thành cặp (không để lẻ bánh) và được bày bán ở Đền Đô, Đình Làng và chuyển sang Hà Nội phục vụ các lễ cưới, lễ hỏi của các đôi uyên ương.

Một chiếc bánh đơn giản nhưng chứa đựng trong mình cả một triết lý Á Đông sâu sắc. Lá bánh xanh mướt tượng trưng cho sự chung thủy của người vợ Việt Nam. Sợi dây kết đôi bằng lạt nhuộm đỏ mô phỏng sợi tơ hồng thể hiện tình vợ chồng. Bánh có màu vàng trong thể hiện tình yêu thương thầm kín, chứa đựng sự quan tâm, chăm sóc của người vợ đối với chồng mình.

Thưởng thức bánh:
Bánh được bóc ra đã tỏa mùi hương mát dịu. Đưa cho người yêu thương cùng ăn là sự thể hiện tình cảm trìu mến trước một thức trân phẩm nhiều ý nghĩa. Cắn một góc bánh, nhai nhẹ, cảm giác mềm mại và gợn lên cái dai dai của sợi đu đủ khô. À! Thì ra là thế. Hàm ý sâu xa của chiếc bánh nhắc nhở người chồng đừng quên tình nghĩa lứa đôi khi vấn vương vị bánh trong miệng.

Một đặc sản ẩm thực, một nét văn hóa Việt Nam:
Bánh phu thê – với tên gọi của mình đã tự nói lên ý nghĩa tiềm ẩn về một cuộc sống gia đình ấm áp. Do đó, bánh không chỉ là dùng để ăn mà còn dùng tong các đám cưới hỏi ở nhiều vùng của đất nước. Bánh có ở nhiều nơi để gọi là bánh phu thê đúng nghĩa thì chỉ có ở Đình Bảng. Nếu về Bắc Ninh mà chưa có cơ hội thưởng thức bánh phu thê Đình Bảng hay mua về làm quà cho người thân thì có thể nói là bạn đã bỏ phí một phần chuyến đi.


 Bánh phu thê làm lễ ăn hỏi đám cưới

Quý khách có nhu cầu mua bánh về ăn, làm quà biếu tặng, làm lễ ăn hỏi. Xin vui lòng gọi ngay: 0912.053.594 (Chị Hạnh)

Hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Liên hệ mua Cốm, Bánh cốm, Bánh phu thê

LIÊN HỆ MUA CỐM, BÁNH CỐM, BÁNH PHU THÊ

Quý khách có nhu cầu mua Cốm, Bánh cốm, Bánh phu thê vui lòng gọi vào số: 0912.053.594 (Chị Hạnh) để được tư vấn về sản phẩm và cách dịch vụ tốt nhất của chúng tôi!
Địa chỉ cửa hàng: 56/92 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội.

Trân trọng cảm ơn!